Cách cho cây chanh đậu trái

Cách cho cây chanh đậu trái
Cách cho cây chanh đậu trái

Cách cho cây chanh ra nhiều trái

Nếu bạn tìm đọc bài này, chắc hẳn nhà bạn đã và đang trồng ít nhất một cây chanh. Và đương nhiên nó đang rất xanh tốt, cành lá xum xuê nhưng không hề có trái. Nhà mình cũng đã từng bị như vậy, nhưng với kinh nghiệm từ đời cụ, kị để lại mẹ mình đã thành công khi khiến nó ra trái sum xuê. Các cụ có câu: Mít chạm cành, Chanh chạm rễ, tiện Đào, đảo Quất…Cách mẹ mình làm như sau:

Mẹ mình dùng dao đào rễ Chanh, chặt rễ cây. Hiện tượng những ngày sau đó thì có thể thấy ngay cây Chanh héo hết những ngọn non. Cây chanh đột nhiên như chững lại sự phát triển. Vài tháng sau bắt đầu nó ra hoa, rất nhiều hoa và đậu trái xum xuê.
Các bạn có thể xem cái ảnh cây chanh nhà em đấy, đây là nó còn được hái rất nhiều trái rùi

Video cây chanh nhà mình

Lý giải cách đốn rễ Chanh để cho cây ra trái

Cách cho cây chanh đậu trái theo dân gian

Mẹ em bảo, ngày xưa các cụ bảo trồng cây nó không ra quả thì phải dọa cho nó ra.  Đốn rễ cây Chanh là cách mẹ em dùng để dọa cây, vì như thế làm cây Chanh nó sợ bị chặt nên nó phải ra quả.

Mà cái vụ này, em thấy nhiều nhất là mấy bà đánh cây Mít. Cũng bảo là phải dọa cây, cây mới cho quả. Các cụ nhà mình rất có lý đấy mọi người ạ.

Cách cho cây chanh đậu trái theo khoa học

Cách cho cây Chanh đậu trái mà mẹ em thực hiện được giải thích theo khoa học rất chi tiết. Mẹ em đã tác động vào quá trình sinh lý của cây Chanh. Trong các loại thực vật có một chất gọi là Xytokinin.

Xytokinin là nhóm phytohoocmon thứ ba được phát hiện sau auxin và giberelin.

Vào năm 1955 khi Miller,Skoog và các cộng sự đã tách được một chất từ việc hấp mẫu ADN của tinh dịch cá thu có khả năng kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ trong nuôi cấy mô, gọi là kinetin.

Xytokinin tự nhiên trong cây được tách lần đầu tiên năm 1963 bởi Letham và Miller ở dạng kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin có hoạt tính mạnh hơn kinetin 10-100 lần. Sau đó người ta đã phát hiện ra xytokinin ở trong các thực vật khác nhau và là một nhóm chất kích thích sinh trưởng quan trọng ở trong cây.

Vai trò sinh lý của Xytokinin

Xytokinin có khả năng kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ ở thực vật. Vì vậy mà xytokinin là các chất hoạt hóa sự phân chia tế bào. Có hiệu quả này là do xytokinin hoạt hóa mạnh mẽ sự tổng hợp axit nucleic và protein. Xytokinin có mặt trong các ARN vận chuyển.

Xytokinin ảnh hưởng rõ rệt và rất đặc trưng lên sự phân hóa cơ quan của thực vật,đặc biệt là sự phân hóa chồi. Từ lâu người ta đã chứng minh rằng sự cân bằng tỉ lệ giữa auxin(phân hóa rễ) và xytokinin(phân hóa chồi) có ý nghĩa rất quyết định trong quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy invitro cũng như trên cây nguyên vẹn. Nếu tỉ lệ auxin cao hơn xytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỉ lệ xytokinin cao hơn auxin sẽ kích thích sự xuất hiện và phát triển của chồi. Để tăng hệ số nhân giống, người ta tăng nồng độ xytokinin trong môi trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi invitro.

Tác dụng trẻ hóa của Xytokinin

Xytokinin có khả năng kìm hãm sự hóa già của cơ quan và của cây nguyên vẹn. Chẳng hạn khi một lá bị ngắt khỏi cây thì chúng đặc trưng bằng sự giảm hàm lượng clorophin và sẽ hóa vàng làm giảm hàm lượng của protein và axit nucleic. Nếu như lá tách rời được xử lý xytokinin thì duy trì được hàm lượng protein và clorophin trong thời gian lâu hơn và duy trì được màu xanh lâu hơn. Hiệu quả kìm hãm sự hóa già, kéo dài tuổi thọ của cơ quan có thể chứng minh là khi cành giâm ra rễ, thì rễ tổng hợp xytokinin nội sinh và kéo dài thời gian sống của lá lâu hơn.

Trên cây nguyên vẹn thì khi hệ rễ phát triển mạnh mẽ sẽ là lúc cây trẻ và sinh trưởng mạnh. Nếu hệ thống rễ bị thương tổn thì cơ quan trên mặt đất sẽ chóng già.

Xytokinin trong một số trường hợp ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và củ. Vì vậy nếu xử lý xytokinin cũng có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt,củ, chồi.

Ngoài ra trong mối tương quan với auxin, xytokinin có ảnh hưởng tới ưu thế ngọn của cây. Xytokinin làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn, làm phân hóa cành nhiều. Chính vì vậy mà từ rễ(cơ quan tổng hợp xytokinin) lên chồi ngọn(cơ quan tổng hợp auxin) thì hiện tượng ưu thế ngọn càng tăng dần tương ứng với hàm lượng auxin và giảm hàm lượng xytokinin.

Cơ chế tác dụng

Xytokinin tác động đến quá trình phân hóa tế bào, đến quá trình phát sinh cơ quan, kìm hãm sự già hóa, có lẽ ở mức độ phân tử. Nhưng cơ chế tác động của xytokinin chưa sáng tỏ một cách hoàn toàn. Những kiến thức hiện nay về cơ chế tác động của xytokinin lên quá trình sinh trưởng của cây có thể tóm tắt như sau:

Khi thiếu xytokinin thì tế bào không phân chia được mặc dầu ADN có thể tiếp tục được tổng hợp nhưng quá trình tổng hợp protein không xảy ra. Vì vậy xytokinin kiểm tra sự tổng hợp protein ở giai đoạn từ mARN:

Phiên mã Dịch mã
ADN ———————————> mARN ———————————> Protein

xytokinin

Xytokinin có mặt trong axit nucleic do đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein. Xytokinin xâm nhập nhanh chóng vào các ARN và giữ một chức năng điều chỉnh nào đấy cho tARN trong quá trình tổng hợp protein.Chức năng điều chỉnh của xytokinin trong tARN được thực hiện có lẽ bằng cơ chế ngăn chặn sự nhận mặt sai của các codon trên anticodon trong quá trình sinh tổng hợp protein.

Tác dụng chủ yếu của xytokinin là kích thích sự tổng hợp ADN, ARN trong tế bào. Thông qua cơ chế di truyền xytokinin tác động lên quá trình sinh tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein enzyme cần thiết cho sự phân chia và sinh trưởng của tế bào. Hiệu quả của xytokinin trong việc ngăn chặn sự già hóa có liên quan nhiều đến khả năng ngăn chặn sự phân hủy protein, axit nucleic và chlorophin hơn là khả năng kích thích tổng hợp chúng. Có lẽ xytokinin ngăn chặn sự tổng hợp mARN điều khiển sự tổng hợp nên các enzyme thủy phân.

Tác dụng khoa học của cách cho cây chanh đậu trái

Các bạn đọc đoạn trên thấy nó hơn lằng nhằng đúng không. Nhưng các bác đọc phần đó mới thấy kinh nghiệm của các cụ chứa đựng cả một bầu trời khoa học. Cách cho cây Chanh đậu trái mà mẹ em dùng theo khoa học sẽ khiến Xytokinin của cây Chanh giảm xuống và vận chuyển lên ngọn cây ít hơn. Điều này dẫn tới cây giảm thiểu cường độ phân chia tế bào từ đó giúp cây già hơn. Khi cây phân chia tế bào với cường độ lớn ngọn cây sẽ rất non do đó không thể đậu quả được. Đây là lý do cây không ra quả, nhưng với cách đốn rễ sẽ giúp cậy chanh đậu trái.  Đây cũng là cơ chế tác động tới nhiều cây khác như Mít, Quất, Đào. Những cây mà câu kinh nghiệm các cụ có nói.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*