
Cách chữa nứt cổ gà cho mẹ sau sinh
Sau khi sinh em bé, một trong những vấn đề ám ảnh mẹ bị nứt cổ gà là khi cho con ti, bị con cắn, ngậm ti dẫn đến tình trạng nứt cổ gà ngày càng trầm trọng hơn. Vậy mẹo cách chữa nứt cổ gà cho mẹ sau sinh đơn giản và hiệu quả như thế nào? Các mẹ cùng đọc bài viết dưới đây cùng thebabytalks.com nhé!
Nứt cổ gà là gì?
Nứt cổ gà là một trong những tình trạng chân vú, núm vú của mẹ bị nứt và có dấu hiệu bị đỏ tấy, thậm chí có thể bị chảy máu. Điều này sẽ gây đau, khó chịu cho các mẹ mỗi khi cho con ti, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất sữa và gây mất vệ sinh mỗi khi núm vú bị chảy máu.
Do vậy, mỗi lần cho bé ti, mẹ sẽ cảm thấy sợ hãi, điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy mình không được yêu thương nữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể gặp cảm giác đau đớn khó chịu, mẹ sẽ lười cho con ti hơn, điều này có thể dẫn đến hiện tượng mất sữa.
Nguyên nhân nứt cổ gà là do đâu?
Nguyên nhân nứt cổ gà có thể là do mẹ cho con bú không đúng cách, bé ngậm không hết quầng vú mẹ, thỉnh thoảng lại mút kéo và giật đầu bú ra. Mới đầu, vết nứt có thể chỉ rất nhỏ, nhưng nếu kéo dài không được khắc phục kịp thời thì vết nứt sẽ rộng ra, thậm chí bị mưng mủ, nhiễm khuẩn, rất đáng sợ.
ĐIỀU TRỊ NỨT CỔ GÀ NHƯ THẾ NÀO?
- Khi đang cho con bú, nếu mẹ cảm thấy đau rát, mẹ nên dừng lại kiểm tra núm vú có bị tấy đỏ và bị nứt hay không.
- Mẹ cho con bú bên ngực còn lại, dùng nước muối sinh lý (nước ấm) để rửa vết nứt thường xuyên, rồi lau khô bằng khăn mềm sạch.
- Mẹ có thể dùng những loại dầu tự nhiên để chữa lành vết thương như: Mật ong, dầu dừa, dầu ô liu hoặc chính sữa mẹ để bôi vết nứt. (Tuy nhiên, mật ong ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi, nên trong giai đoạn mẹ cho con bú dưới 1 tuổi, mẹ cần chú ý cân nhắc điều trị nứt cổ gà có nên dùng mật ong hay không).
- Mẹ nên để ngực thoáng mát để giúp vết nứt nhanh lành.
- Để duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, mẹ hãy vắt sữa thường xuyên vào các cữ bú và tiếp tục cho con dùng sữa mẹ, không nên dừng hẳn việc cho con bú dễ dẫn đến tình trạng tắc ti sữa. Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho con bú trực tiếp lại khi đã khỏi hoàn toàn.
- Mẹ nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn chữa trị và phòng tránh bội nhiễm.
Để phòng tránh nứt cổ gà sau sinh, trước hết mẹ cần tạo cho con thói quen bú đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh đầu ti của mẹ thật sạch sẽ bằng khăn mềm. Mẹ không nên để da ngực mình bị khô, nứt nẻ. Ngoài ra mẹ nên mặc áo ngực vừa vặn, hoặc rộng rãi một chút. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên mặc áo ngực có gọng áo bằng kim loại để sữa được lưu thông dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nứt cổ gà và cách khắc phục điều trị. Hi vọng rằng các mẹ sẽ có một quá trình chăm con thật khỏe mạnh.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết của thebabytalks.com!
Để lại một phản hồi Hủy