Cách trị nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ em

Cách trị nổi mề đay ở trẻ em

Một trong những căn bệnh khiến bé yêu của mẹ mẩn ngứa, khó chịu vô cùng đó chính là nổi mề đay. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của mề đay là gì? Cách trị nổi mề đay ở trẻ em như thế nào? Trong bài viết này, thebabytalks.com sẽ cùng các mẹ giải đáp chi tiết nhé!

Nguyên nhân trẻ dễ bị nổi mề đay?

Có 2 dạng: Mề đay cấp và mề đay mãn tính. Thông thường trẻ em hay bị nổi mề đay cấp.

  • Do di truyền từ cha mẹ: Cha mẹ bị mề đay, con cũng dễ bị nổi mề đay
  • Do nhiễm trùng: nhiễm siêu vi, virus
  • Dị ứng thức ăn: Dị ứng với một số thực phẩm như tôm, cua, cá, thịt gà….hoặc một số loại rau
  • Môi trường xung quanh: Côn trùng, bụi nhà cửa, ẩm mốc, lông chó mèo, ký sinh trùng, bụi phấn hoa…
  • Dị ứng thời tiết:  Một số bé bị mề đay khi thời tiết giao mùa quá nóng, quá lạnh hoặc độ ẩm không khí cao.
  • Tự phát

biểu hiện của mề đay là gì?

  • Xuất hiện các mảng da bị mẩn đỏ hay các nốt sần dạng tròn không đều, kích thước khác nhau mọc rải rác hoặc khắp nơi trên cơ thể kèm theo biểu hiện ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Trẻ gãi, gãi và gãi liên tục.
  • Khi mẹ dùng tay để căng lên vết ban mẩn đỏ, thì vết ban này sẽ bị mất đi. Khi mẹ thả tay ra, thì vết ban này lại đỏ trở lại.

Da trẻ rất mềm mại, dễ bị tổn thương. Khi bị ngứa, nổi mề đay trẻ thường gãi rất nhiều không kiểm soát được, do vậy vùng da bị gãi bị tổn thương, trầy xước hoặc có thể dẫn tới nhiễm trùng. Do vậy, khi trẻ bị nổi mề đay, ba mẹ không tự ý bôi thuốc cho con mà nên dẫn con tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách xử lý, điều trị nổi mề đay ở trẻ em

– Ba mẹ cố gắng tìm ra nguyên nhân vì sao con bị ngứa để tránh không lặp lại các tác nhân gây bệnh.

– Cách ly trẻ khỏi những tác nhân gây mẩn ngứa và làm giảm triệu chứng

– Khi trẻ bị ngứa, ba mẹ không dùng các hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày như dầu gội, sữa tắm, phấn rôm vì có thể làm các nốt mẩn ngứa thêm trầm trọng.

– Trường hợp trẻ bị dị ứng với môi trường xung quanh, ba mẹ cần dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, giặt giũ chăn ga gối đệm, ngăn cản trẻ gãi lên vùng nổi mề đay.

– Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, mặc cho bé quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

Trường hợp bé bị nổi mề đay kèm theo các biểu hiện khó chịu về đường hô hấp như ho, khò khè, khó thở, hoặc buồn nôn, ba mẹ cần đưa con đi khám sớm để được hỗ trợ kịp thời.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích về mề đay ở trẻ. Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết của thebabytalks.com!

Các mẹ có thể tham khảo bài viết “Cách trị nổi mề đay tại nhà cho mẹ sau sinh” Tại đây.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*