Cách trị nổi mề đay tại nhà cho mẹ sau sinh

Cách trị nổi mề đay tại nhà cho mẹ sau sinh

Tình trạng nổi mề đay xảy ra rất phổ biến đối với nhiều mẹ sau khi sinh em bé. Điều này khiến mẹ không khỏi lo lắng vì sợ bị ảnh hưởng tới sữa của con khi uống thuốc điều trị. Vậy làm thế nào để khắc phục được mề đay mà không gây ảnh hưởng? Các mẹ cùng thebabytalks.com tìm hiểu trong bài viết “Cách trị nổi mề đay tại nhà cho mẹ sau sinh” dưới đây nhé!

Mề đay là gì?

Mề đay là một dạng phát ban, sưng đỏ, nổi sần trên mặt da, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đặc điểm của mề đay là rất ngứa, rất khó chịu, càng gãi lại càng ngứa gây ảnh hưởng tới sinh hoạt.

– Mề đay cấp: Mẹ thường bị trong khoảng 6 tuần, có nhiều đợt và trong 6 tuần sẽ hết.

– Mề đay mãn tính: Thời gian bị kéo dài sau 6 tuần không khỏi, cần phải điều trị.

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh?

– Do mẹ bị nhiễm một loại siêu vi, sau khi bị ốm.

– Do mẹ bị nhiễm giun sán, nhiễm ký sinh trùng

– Do dị ứng thuốc kháng sinh

– Do dị ứng mỹ phẩm

– Do chế độ ăn uống không hợp lý

– Do di truyền, trong gia đình tiền sử có người bị mề đay.

– Do thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, căng thẳng…

-Do dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa hoặc lông của một số loài động vật.

– Do thay đổi nội tiết sau sinh, tùy cơ địa của mỗi người mà tình trạng mề đay sẽ hết sớm hoặc muộn.

Một số mẹ cho rằng nổi mề đay ngứa ngáy cơ thể là do gan yếu. Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, điều này không đúng. Do vậy, nếu mẹ uống thuốc bổ gan nhằm mục đích hết ngứa do mề đay thì điều này không có tác dụng.

CÁCH ĐIỀU TRỊ NỔI MỀ ĐAY

– Nổi mề đay thông thường, sẽ tự hết trong khoảng thời gian 2-4 giờ. Phát ban nổi mề đay dạng này chỉ ngứa trên da chứ không có biểu hiện hay ảnh hưởng gì tới đường hô hấp, đường thở như khó thở, tức ngực, ho, khò khè, nôn, khó chịu.

 => Một số mẹ nổi mề đay trong khoảng thời gian 2 giờ đồng hồ tại một số thời điểm nhất định trong ngày rồi tự hết. Trường hợp này ở mức độ nhẹ mẹ không cần thiết phải dùng thuốc ngay, mẹ có thể tác động nhẹ lên mặt da để giảm cảm giác ngứa.

– Dùng một số biện pháp dân gian như: Bôi lá nha đam, xao lá khế để xoa lên chỗ mề đay. Chỗ mề đay, mẩn ngứa sẽ hết trong khoảng thời gian 2 giờ. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả không nhiều.

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học như ngủ sớm, đúng giờ, giảm căng thẳng stress.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

– Giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay.

– Trường hợp nổi mề đay ảnh hưởng tới hệ hô hấp, mẹ nên tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ can thiệp và chữa trị kịp thời. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc phù hợp để không ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho con và không ảnh hưởng đến em bé.

*Lưu ý: Mề đay hết là khi cơ thể của mẹ cân bằng trở lại. Trường hợp nặng mẹ phải dùng thuốc để quá trình khỏi diễn ra nhanh hơn, tâm lý bớt lo lắng hơn, nổi mề đay sẽ khỏi nhanh hơn.

Lời kết

Nổi mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có những tác động không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người mẹ. Hi vọng thông qua bài viết này, các mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về cách trị nổi mề đay tại nhà cho mẹ sau sinh.

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết của thebabytalks.com!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*