Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ không?

Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ không
Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ không

Việc cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ là đúng hay là sai? Đây là một câu hỏi mà các mẹ rất quan tâm khi có con mới bắt đầu ăn dặm. Câu trả lời cho câu hỏi “Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ không?” sẽ có trong bài viết này, các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu câu trả lời nhé.

Hôm trước mẹ Kiến có đọc được tin nhắn của một mom: “Mình stress quá, mình muốn cho con ăn dặm theo ý mình mà không được, mọi người trong gia đình đều phản đối việc ăn nhạt cho con.”

Vâng, đề tài ăn dặm có nêm nếm gia vị hay không vẫn không ngừng “hot” giữa các bà và các mẹ hiện nay. Bởi lẽ đa số thế hệ lớp người đi trước đều có quan niệm rằng: “Cho con ăn nhạt thế làm sao nó nuốt nổi”, “phải thêm mắm, thêm muối vào mới vừa miệng chứ”, “ăn thế thiếu iot thì phát triển sao được?”, “ngày xưa các cụ ăn cho gia vị suốt, có làm sao đâu?” ….

Đã không có ít gia đình xung đột sâu sắc chỉ vì những bát cháo, chén bột có nêm nước mắm, nêm thêm muối. Dù nhiều mẹ biết rằng không nên cho con ăn mặn từ giai đoạn mới tập ăn này, nhưng để tránh mâu thuẫn với người thân trong quá trình chăm sóc con, nhiều mẹ lại đành “tặc lưỡi” để cho con ăn mặn. Điều này là không nên một chút nào các mẹ ạ! Bởi lẽ con là con do mình sinh ra, mình là mẹ, mình cần có trách nhiệm cao nhất trong việc theo sát từng bước đi, từng giai đoạn phát triển của con. Nếu không thuyết phục được người thân, mẹ hãy cố gắng dành ra 15 phút để nấu ăn cho con, đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của con mẹ nhé!

Và bây giờ mình cùng các mẹ sẽ đi sâu tìm hiểu lý do tại sao không nên nêm muối nào vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 12 tháng tuổi?

Theo ý kiến của  số chuyên gia, Natri và Clo (thành phần chủ yếu của muối) là hai nguyên tố có vai trò quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa, dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), thực chất, nhu cầu natri của trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi không cao. Trong khi đó, trong thành phần sữa mẹ, sữa công thức bổ sung hay trong các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả đã có sẵn lượng natri nhất định. Lượng natri này phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn ăn dặm. Do đó, không cần thiết phải cho thêm muối vào đồ ăn của trẻ.

Việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện, vẫn còn non nớt. Chức năng thận của trẻ chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là với bé dưới 12 tháng tuổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Do vậy, việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ. Bên cạnh đó, lượng Natri dư thừa còn làm tăng khả năng đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.

Quả thực nếu bạn nêm thêm tí muối vào bột, có thể con bạn sẽ ăn ngon hơn vì vị lạ hơn. Nhưng để trị biếng ăn mà con bạn phải chịu gánh nặng vì thừa muối thì điều này hoàn toàn không đáng có. Bởi trẻ có thể tăng nguy cơ bị còi xương, suy thận và biếng ăn về sau. Vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường.

Quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng là sai lầm. Vừa miệng với người lớn nhưng lại là cực mặn với trẻ con. Do vậy, mẹ không nên áp dụng chế độ ăn người lớn cho con mình.

Quan niệm nêm muối cho trẻ thêm cứng cáp là càng sai thêm. Các nghiên cứu đều ghi nhận vùng nào lượng NaCl tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. Và sự thật thì đất nước chúng ta là một trong những nước ăn mặn khủng khiếp.

Chính vì thế khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi,… đều đã cung cấp đủ Natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*