
Thực trạng đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho trẻ
Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Nhưng thực tế để cân đo đong đếm lượng đồ ăn nạp vào cơ thể hàng ngày thì sẽ tương đối khó khăn tại Việt Nam. Lý do là rất nhiều gia đình rất ít khi lên kế hoạch thực đơn mà chủ yếu theo yếu tố thích gì mua nấy, có gì ăn đấy. Cùng với đó quan niệm: “đồ bổ”, “đồ hiếm”, “ăn thử”… vẫn là những quan điểm ảnh hưởng không tốt khi xây dựng kế hoạch ăn uống của các gia đình. Người Việt mình có quan niệm tương đối không tốt là đồ bổ, đồ tốt dành cho người ốm, trẻ con và đồ bổ, đồ tốt thì ăn nhiều…
Tùy theo vùng, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng diễn ra theo hai hướng khác nhau:
Đối với thành phố, khu vực thị trấn hay khu vực có kinh tế phát triển thì tình trạng thừa chất dinh dưỡng ngày càng gia tăng. Ngược lại với những khu vực nông thôn, vùng núi khó khăn thì không đảm bảo được lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Mặc dù vậy, với bất kỳ sự thiếu cân bằng nào cũng có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của các bé.
Theo nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam năm 2019” của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng đáng báo động của trẻ em Việt Nam.
Nghiên cứu trên cho thấy:
Tỷ lệ thừa cân béo phì tại khu vực thành thị ở độ tuổi tiểu học là: 41,9%, ở độ tuổi trung học cơ sở là 30,5% đã giảm đi 11,4% so với độ tuổi tiểu học. Tới độ tuổi THPT tỷ lệ này còn 13,5%, giảm 27% so với độ tuổi THCS. Trong khi đó tỷ lệ TCBP ở khu vực nông thôn ở độ tuổi tiểu học chỉ là 17,8% so với khu vực thành thị thì tỷ lệ này thấp hơn tới 24,1%. Tỷ lệ TCBP ở khu vực nông thôn ở độ tuổi THCS là 11,2% giảm 6,6% so với độ tuổi tiểu học. Và tới độ tuổi THPT thì tỷ lệ TCBP tại khu vực nông thôn chỉ còn 6,2%.
Tuy nhiên với tình trạng trẻ gầy còm và thấp còi thì tại khu vực nông thôn lại có tỷ lệ cao hơn khu vực thành thị. Và đều ở những mức tỷ lệ tương đối cao điều này rất đáng lo ngại về tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng đối với trẻ em tại Việt Nam.
Đối với trẻ chưa đi học, tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng chưa có nghiên cứu nào, nhưng từ nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ thiếu cân bằng dinh dưỡng ở trẻ em của chúng ta sẽ ở mức cao.
Hệ quả của ăn uống thiếu cân bằng ở trẻ nhỏ
Tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng: Đây là những ảnh hưởng dễ nhận thấy khi chế độ ăn uống thiếu cân bằng ở mức cao. Với việc thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác ở trẻ nhỏ ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của trẻ.
Tác động tới tâm lý của trẻ: việc ăn uống thiếu cân bằng là nguyên nhân dẫn tới một số hội chứng tâm lý như lo âu, căng thẳng và nặng hơn có thể gây ra những bệnh như: tự kỷ, stress tiêu cực
Nói chung việc ăn uống mất cân bằng càng cao thì sẽ để lại hệ quả càng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó việc xây dựng một giải pháp thực đơn khoa học và hợp lý sẽ giúp đảm bảo được sự cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Xây dựng thực đơn hợp lý và có kế hoạch ăn uống cho trẻ
Để có được thực đơn hợp lý và có kế hoạch ăn uống cho trẻ thì các bạn cần thực hiện tìm hiểu về những khuyến nghị dinh dưỡng được đưa ra bởi những tổ chức uy tín. Ví dụ, dưới đây là tháp dinh dưỡng khuyến nghị của viện dinh dưỡng quốc gia cho trẻ từ 6 – 11 tuổi:
Cùng với đó là sự tìm hiểu về đồ ăn và các món ăn thường xuyên sử dụng để đưa ra những thực đơn phù hợp với các bé. Tuy nhiên, số liệu định tính của thực phẩm chỉ giúp chúng ta đưa ra được thực đơn phù hợp, các bạn không cần quá khắt khe với số lượng và khẩu phần ăn được xây dựng.
Đảm bảo cân bằng giữa thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa cho tới những thực phẩm giàu chất sơ, vi ta min như: rau xanh, hoa quả…
Nghiêm túc thực hiện thực đơn theo mục tiêu điều chỉnh tình trạng cơ thể của trẻ hoặc duy trì ổn định tình trạng cơ thể của các bé. Điều này rất quan trọng vì nếu bạn thực hiện xây dựng kế hoạch mà không thực hiện được nghiêm túc để đạt được mục tiêu thì cũng khó có thể đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cân bằng cho các bé.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết của mẹ Kiến. Mẹ Kiến có những chia sẻ khác về ăn dặm nếu các mẹ có quan tâm có thể đọc những bài viết khác: tại đây
Theo dõi và liên hệ với mẹ Kiến qua Facebook và YouTube .
Để lại một phản hồi Hủy