
Hậu quả gì khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại, ti vi, máy tính
Hình ảnh những em bé vừa ăn vừa rong ruổi với 2 – 3 người cùng cho ăn, những em bé vừa ăn vừa phải bật một chương trình video với ti vi hay điện thoại bên cạnh đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Cách cho ăn khá phổ biến nhưng các bạn có biết đây là một sai lầm rất lớn khi cho trẻ ăn? nó sẽ để lại hậu quả rất xấu đối với sức khỏe của các bé. Vậy hậu quả gì khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại, ti vi, máy tính? các bạn hãy cùng thebabytalks.com cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Những hậu quả gì khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại
Trẻ vừa ăn vừa xem video sẽ tạo ra sự phân tán não bộ kiến trẻ không tập trung vào hoạt động ăn uống. Do không tập trung nên không xử lý được thức ăn và đặc biệt không tự ý thức lượng thức ăn có phù hợp với cơ thể hay không? Giống như khi chúng ta làm một việc mà không để ý tới việc đó sẽ dẫn tới hậu quả, kết quả của công việc sẽ thừa, thiếu, chất lượng sản phẩm sẽ không đạt thì việc ăn uống của trẻ cũng như vậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới những hậu quả khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại.
Tạo ra thói quen xấu
Khi vừa ăn vừa xem điện thoại, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động ăn uống của trẻ mà còn tạo thành một thói quen không tốt cho chính tính cách của trẻ. Trẻ sẽ dần hình thành thói quen không tập trung, thực hiện nhiều việc cùng một lúc và không việc nào đem lại hiệu quả. Đây là một thói quen vô cùng không tốt nếu trẻ hình thành thói quen này.
Các bệnh lý phát sinh khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại
Ăn uống là một quá trình tiêu thụ thức ăn rất công phu và bài bản theo hệ thống mà cơ thể tự nhiên đã hình thành. Trong quá trình tiêu thụ thức ăn gồm nhiều công đoạn trong đó nghiền nhỏ, cảm nhận thức ăn, phân tách chất dinh dưỡng được thực hiện ngay ở khâu đầu tiên khi bỏ thức ăn vào miệng. Song song với quá trình này thì hệ thống tiêu hóa với chức năng của dạ dày, ruột cũng hoạt động đồng thời. Do vậy khi ăn uống, cơ thể cần nghiêm túc tập trung vào thức ăn và tiêu hóa thức ăn. Khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ dẫn tới sự mất tập trung, các công đoạn trong quá trình tiêu hóa không được thực hiện tốt như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của quá trình tiêu hóa, thức ăn không được tiêu thụ hết chất dinh dưỡng không được chuyển hóa làm ảnh hưởng tới cơ thể của trẻ. Hậu quả của việc này là những bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện như: mất vị giác, thừa cân, béo phì, và vấn đề dễ thấy nhất là đau dạ dày…
Đau dạ dày, mất vị giác có thể xảy ra do trong trường hợp trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ dẫn tới cơ thể cần xử lý rất nhiều việc cùng lúc, tạo ra áp lực quá tải cho các bộ phận cơ thể của trẻ. Đồng thời cơ thể sẽ không chủ động được lượng thức ăn nạp vào cơ thể: “Không biết khi nào no, khi nào còn đói” vậy nên các bộ phận sẽ phải làm việc quá sức để xử lý khối lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Và khi không tập trung trẻ cũng sẽ không thể cảm nhận được vị ngon, dở của thức ăn, không cảm nhận được hương vị của món ăn mà trẻ đang được thưởng thức.
Thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng: Khi vừa ăn vừa xem trẻ không tự ý thức được và lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng sẽ khó được xử lý. Chính vấn đề ăn quá nhiều tạo ra tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ và ngược lại nguy cơ rối loại tiêu hóa thức ăn không được hấp thụ dẫn đến suy dinh dưỡng. Nguyên nhân trẻ vừa ăn vừa xem lại có thể gây ra cả hai tình trạng này ở trẻ.
Vừa ăn vừa xem dẫn tới bệnh lý về thần kinh: tình trạng vừa ăn vừa xem diễn ra thường xuyên tạo thành thói quen dẫn tới nghiện. Nếu không có điện thoại, máy tính hay ti vi để xem thì trẻ sẽ cáu, giận, khóc bỏ ăn… dễ nổi nóng đây là biểu hiện của một dạng nghiện. Về lâu dài nếu tình trạng vừa ăn vừa xem càng diễn ra lâu thì tình trạng nghiện càng ngày càng nặng càng gây ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ.
Những hậu quả khác
Vừa ăn vừa xem tạo ra rất nhiều hậu quả khác nhau như: những bênh lý về mắt khi xem video quá lâu, nội dung video độc hại gây lệch lạc suy nghĩ của trẻ và rất nhiều hậu quả khác nữa có thể xảy ra đối với trẻ khi vừa ăn vừa xem.
Cách cai nghiện vừa ăn vừa xem điện thoại, ti vi, máy tính cho trẻ
Trên thực tế, nếu trẻ vừa ăn vừa xem đã thành thói quen thì để thay đổi sẽ rất khó khăn và cần sự kiên trì rất lớn từ ba mẹ hoặc người hỗ trợ trẻ. Một số giải pháp dưới dây mà thebabytalks.com đề xuất hi vọng là những gợi ý để các bạn tự xây dựng giải pháp phù hợp cho từng bé cụ thể:
Nghiêm túc ngay từ đầu: Nếu các bạn mới bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc tình trạng vừa ăn vừa xem mới diễn ra được một vài buổi thì các bạn nên nghiêm túc ngay từ đầu. Lựa chọn một phương pháp ăn dặm phù hợp để thực hiện theo, và cần dành thời gian cho những bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tập trung khám phá thức ăn và chú ý tới đồ ăn hơn. Các cụ vẫn có câu: “Dạy trẻ từ thủa còn thơ”, nên ngay từ đầu các bạn nên xây dựng một thói quen tốt cho trẻ.
Còn nếu tình trạng vừa ăn vừa xem của các bé đã lâu thì các bạn cần kiên trì thì mới có thể giúp trẻ tập trung vào ăn uống và loại bỏ được tình trạng vừa ăn vừa xem.
-) Tạo hứng thú với đồ ăn: Trình bày đồ ăn một cách khéo léo và nghệ thuật. Cùng với đó là những món ăn hấp dẫn để thu hút được trẻ khi ăn.
-)Thực hiện loại bỏ từ từ các thiết bị điện thoại, ti vi, khi cho trẻ ăn. Có nhiều biện pháp như: nghiêm khắc loại bỏ, “lừa” trẻ thông qua việc sập điện tổng của cả nhà…
-) Cho các phần thưởng hấp dẫn hơn: ví dụ một chuyến đi du lịch vào dịp nghỉ hè, một cuối sách bé thích hay là một chuyến đi cắm trại vào cuối tuần, kể cho trẻ một câu truyện hay… những phần thưởng hấp dẫn có thể thu hút trẻ hơn là những chiếc điện thoại, tivi..
Các giải pháp có thể thực hiện kết hợp và cần có thời gian để trẻ có thể làm quen với điều kiện mới từ đó loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe như vừa ăn vừa xem ở trẻ.
Thebabytalk.com cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, kiến thức của người chăm sóc là một trong những yếu tố quyết định tới quá trình nuôi dạy trẻ trong những năm đầu đời. Để có thêm kiến thức các bạn có thể tìm kiếm trong những quyển sách và có thể tham khảo và mua sách: Tại đây cùng với đó các bạn có thể đọc thêm những chia sẽ, kiến thức từ thebabytalks.com và theo dõi thebabytalks.com trên Facebook: Tại đây và trên Youtube: Tại đây
Để lại một phản hồi Hủy