Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá?

Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá?

Ngày nay rất nhiều mẹ có tâm lý lo sợ con mình bị hóc xương cá, nên nhiều bé đã gần một tuổi rồi mà vẫn chưa được ăn bữa cá nào. Điều này thực sự hơi đáng tiếc cho sự phát triển của bé. Vậy khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá? Các mẹ hãy cùng mẹ Kiến tìm hiểu xem khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá và chọn loại cá phù hợp cho bé yêu của mình nhé!

Tại sao cá lại quan trọng với bé?

Cá là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé. Cá giàu protein và chứa những chất béo rất có lợi cho sức khỏe như Omega 3 axit, DHA và EPA (những loại chất béo này có rất ít trong các nguồn thực phẩm từ động – thực vật và cơ thể cũng không thể tự tổng hợp được). Đây là những chất béo rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.

Ngoài ra, cá có thể cung cấp một lượng sắt, canxi, kẽm và magie khác nhau. Thêm vào đó, trong cá chứa rất ít thành phần chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác. Theo các chuyên gia, cả trẻ em và người lớn nên bổ sung món cá vào thực đơn của mình mỗi tuần hai lần.

Vậy khi nào thì mẹ nên cho bé làm quen với cá?

Ngoài các loại thực phẩm như tinh bột, rau củ quả thì cá là thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ ăn dặm. Theo đó, 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để mẹ cho bé ăn dặm. Lúc này mẹ nên cho bé làm quen với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ để bé có thể tập làm quen. Sau thời điểm vào cuối tháng thứ 6 sang tháng thứ 7 hoặc khi bé được 8 tháng tuổi là lúc mẹ có thể bổ sung cá vào thực đơn cho bé.

Làm cách nào đế biết trẻ bị dị ứng với cá?

Cũng như các loại thực phẩm khác, cá cũng có thể gây dị ứng cho bé, vì thế mẹ nên bổ sung từ từ để cho trẻ tập làm quen. Một vài biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm như môi sưng phồng, mặt phù nề, da phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, thở khò khè và đau bụng. 

Để việc cho bé ăn cá được an toàn, đầu tiên bạn hãy cho bé ăn với một lượng ít, khoảng nửa thìa thịt cá đã nấu chín và bỏ xương, sau đó tăng dần lượng cá cho trẻ ăn như một món ăn chính trong khẩu phần ăn.

Nếu bé có những biểu hiện của triệu chứng dị ứng bạn nên dừng ngay việc cho bé ăn cá, trong trường hợp trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng hãy mau chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Loại cá nào nên cho trẻ ăn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá biển thường chứa nhiều thủy ngân và dù chúng rất nhiều dinh dưỡng cho bé nhưng không thực sự tốt hoàn toàn. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ có thể chọn cá hồi, một số loại cá nước ngọt cho bé để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.

Dưới đây là một số loại cá mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho bé:

Cá hồi 

Đây là loại cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra cá hồi còn rất giàu vitamin A, D, B, E, canxi, sắt, kẽm và các dưỡng chất khác. Mẹ có thể nấu cá hồi bổ sung với các loại rau củ sẽ mang đến cho bé một bữa ăn vô cùng thơm ngon.

Cá lóc

Cá lóc mẹ nên chọn loại cá tự nhiên, loại nhỏ vừa đủ ăn cho bé. Cá lóc có nhiều nạc, thơm ngon và có vị ngọt, dễ tiêu hóa. Thịt cá chứa một lượng lớn pritid, canxi, photpho, sắt và nhiều dưỡng chất khác. Dinh dưỡng này rất tốt cho sức khỏe của trẻ trong thời kỳ ăn dặm. 

Cá quả

Đây là một loại cá đồng có chứa rất nhiều thịt, ít xương và an toàn tuyệt đối cho bé. Trong thịt cá quả có chứa lượng lớn canxi, photpho, sắt…

Cá basa 

Mỡ của các basa chứ nhiều chất dinh dưỡng và omega-3 nhất khi chế biến món ăn dặm cho bé. Ngoài ra, thịt cá chứa nhiều a-xít amin và chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời.

Cá kèo 

Loại cá này thịt thơm và rất dễ ăn. Đây cũng là một trong số các loại cá phổ biến ở miền Tây có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất lớn tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ có thể chế biến thành các món: cá kho, cá nấu canh chua, cá nướng, cá chiên giòn…

Cá trê

Cá trê chứa nhiều dưỡng chất đồng thời còn rất hiệu quả trong việc cải thiện và phòng ngừa nguy cơ biếng ăn ở bé. Cá trê giàu vitamin B, canxi, sắt, protein… hơn nữa, cá có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ. Lưu ý cá trê có khá nhiều xương dăm nên mẹ cần cẩn thận gỡ bỏ hết xương trước khi cho bé ăn nhé.

Cá diếc

Loài cá này chứa rất nhiều dinh dưỡng, có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, hành thủy, tiêu thũng, sát khuẩn… Cá diếc thường dùng trong trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, tiêu chảy… Do đó, mẹ muốn tăng sức đề kháng cho trẻ đừng quên nấu món cá diếc cho bé. Tuy nhiên, cá diếc nhiều xương, mẹ nên chọn cá loại to để dễ gỡ thịt.

Loại cá nào nên tránh?

Nên tránh cho trẻ ăn những loại cá như cá kiếm, cá thu, cá mập, cá ngói bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao và gây nên những ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dẫn tới ngộ độc.

Nếu bạn có ý định cho trẻ ăn cá đóng hộp sẵn, nên chọn loại cá ngâm dầu thay vì ngâm trong nước muối, bởi những loại cá ngâm trong nước muối thường có chứa hàm lượng muối lớn không tốt cho trẻ.

Các món như gỏi cá, cá dầm nước xốt cần tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đề phòng nguy cơ bị ngộ độc.

Một số lưu ý khi lựa chọn cá cho bữa ăn của trẻ

  • Mẹ nên chọn cá tươi cho bé
  • Mẹ cần gỡ xương đúng cách (để tránh nguy cơ hóc)
  • Mẹ cần nấu chín kỹ; tránh cá sống, chưa chín kỹ.

Hi vọng thông qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm tư liệu tham khảo để thêm món cá vào thực đơn ăn dặm cho bé yêu của mình.

Chúc mẹ và bé sẽ có những bữa ăn dặm vui vẻ và ngon miệng nhé!

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết.

Theo dõi và liên hệ qua Facebook và YouTube .

Xem thêm những đánh giá các sản phẩn cho bé khác Tại đây

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*