Lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em

Lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em
Lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em

Lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hệ miễn dịch, Vắc – xin và Vắc – xin đối với hệ miễn dịch. Trong bài này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn về Vắc – xin và lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em cùng với đó là lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ em. Nội dung bài viết lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em gồm:

  • Vắc – xin và phân loại Vắc – xin
  • Lợi ích khi tiêm chủng ở trẻ em
  • Rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em
  • Lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ em.
1. Vắc – xin và phân loại vắc xin

Theo bài viết Vai trò phòng bệnh của Vắc xin chúng ta đã định nghĩa:

Vắc – xin (vacxin) là dịch có chứa độc tố của “Chất lạ” nào đó được dùng để đưa vào cơ thể nhằm phòng ngừa “Chất lạ” nào đó khi xâm nhập vào cơ thể. “Chất lạ” có thể là vi khuẩn, virus… làm rõ hơn lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vắc – xin.

Phân loại Vắc – xin(vaccine)

Để phân loại chúng ta dựa vào tiêu chí để phân loại. Với Vắc – xin ta có thể phân loại theo cách chế biến và sản xuất gồm những loại như sau:

  • Vắc xin sống giảm độc lực: Là vắc xin có chứa vi rút đã được làm yếu đi để nó không có khả năng gây bệnh được nữa. Vì là vắc xin vi rút sống đã được làm yếu đi, nên nó gây ra miễn dịch gần giống như miễn dịch tự nhiên khi nhiễm trùng. Ví dụ như các vắc xin sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu. Tuy nhiên vì là vắc xin sống, nên những người bị suy giảm miễn dịch không nên tiêm loại vắc xin này.
  • Vắc xin bất hoạt: là vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt hay bị giết chết nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên. Ví dụ như vắc xin ho gà toàn tế bào.
  • Vắc xin giải độc tố: Là vắc xin chế từ độc tố của vi khuẩn sau khi đã làm mất đi khả năng gây độc của nó nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên, ví dụ như vắc xin giải độc tố uốn ván, vắc xin giải độc tố bạch hầu.
  • Vắc xin tiểu đơn vị: là vắc xin chỉ chứa một phần mang tính kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh, sau khi đã loại trừ các phần khác không mang tính kháng nguyên mà có thể gây phản ứng nhiều hơn, ví dụ như vắc xin ho gà vô bào.

Đây chỉ là một trong những cách phân loại Vaccine ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác. Dựa vào đơn vị sản xuất và xuất xứ cũng là một trong những cách phổ biến để phân loại Vaccine: ví dụ: Vaccine Mỹ, Pháp; Bỉ; Việt Nam… hay: Vaccine Pfizer; moderna… Tuy có nhiều cách phân loại, nhưng tựu chung lại vaccine vẫn có chung công dụng được phát triển để phòng ngừa bệnh.

2. Lợi ích khi tiêm chủng ở trẻ em

Tiêm chủng là việc sử dụng vaccine để kích thích cơ thể sản xuất kháng nguyên. Giúp cho cơ thể có được miễn dịch với một hoặc nhiều căn bệnh.  Tiêm chủng giúp cơ thể học tập những đặc điểm của “Chất lạ” gây bệnh và chuẩn bị “vũ khí” chống lại những “Chất lạ” khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Sau đây là một số lợi ích khi thực hiện tiêm chủng ở trẻ em

Lợi ích phòng bệnh

Tiêm chủng là cách nhanh nhất giúp cho cơ thể có thể học tập với một “Chất lạ”. Do đó lợi ích đầu tiên khi thực hiện tiêm chủng là giúp phòng bệnh cho cơ thể.

Đặc biệt với những bệnh hiểm nghèo như: bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, lao, quai bị, viêm não Nhật Bản, rubella, tả và thương hàn. 95% trẻ được tiêm chủng sẽ hình thành hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo..

Giảm thiểu biến chứng: Với một số bệnh, tật sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng khi tiêm phòng sẽ giúp trẻ giảm thiểu được những ảnh hưởng và biến chứng của bệnh.

Lợi ích về chi phí

Các cụ đã có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” kinh nghiệm này đúng cả với trường hợp lợi ích về chi phí. Chương trình tiêm chủng miễn phí mà Việt Nam đang duy trì cũng đã góp phần không nhỏ giảm thiểu chi phí điều trị và gánh nặng cho xã hội.

3. Rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em

Tuy có lợi ích thiết thực để phòng bệnh, nhưng cũng có trường hợp việc tiêm chủng có những rủi ro. Thậm chí có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nặng dẫn tới tử vong đối với trẻ được tiêm chủng. Một số rủi ro có thể gặp phải khi tiêm chủng ở trẻ em:

  • Phản ứng thông thường: Bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, sưng tấy vết tiêm…Đây là một trong những biểu hiện thông thường khi tiêm Vaccine. Những phản ứng này sẽ tự động hết sau một thời gian. Đây cũng cho thấy dấu hiệu về tính hiệu quả của Vaccine khi được tiêm.
  • Phản ứng sốc nặng: Bao gồm khó thở, co giật, sốc phản vệ, co giật… và những biểu hiện nặng khác. Rủi ro này thường hiếm gặp tuy nhiên nếu không được xử lý thì dẫn đến những ảnh hưởng rất nặng tới cơ thể được tiêm chủng.
Nguyên nhân của các rủi ro:
  • Nguyên nhân đến từ vaccine: Một số phản ứng thông thường đến từ chính những vaccine được tiêm chủng. Thông thường chủ yếu là những phản ứng nhẹ.
  • Chất lượng vaccine: có thể gây ra những biến chứng nặng nếu chất lượng vaccine không đảm bảo. Tại Việt Nam có sự quy định chặt chẽ về chất lượng vaccine, điều này giúp giảm thiểu những rủi ro từ nguyên nhân chất lượng vaccine.
  • Quy trình thực hành tiêm chủng, điều kiện tiêm chủng… những sai sót trong các quá trình này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả tiêm chủng gặp rủi ro.
  • Phản ứng tâm lý: Tâm lý sợ tiêm của trẻ cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả và phản ứng sau tiêm.
  • Nguyên nhân khác: Nhiều trường hợp khó xác định được nguyên nhân của các phản ứng sau tiêm chủng.
Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tiêm chủng:
  • Lựa chọn địa điểm tiêm chủng được cấp phép: Nên lựa chọn những cơ sở rõ ràng, có giấy phép hoạt động, địa điểm và nhân sự chất lượng. Chương trình tiêm chủng mở rộng là một sự lựa chọn hợp lý đảm bảo các điều kiện trong tiêm chủng. Không sử dụng dịch vụ tiêm chủng chui đặc biệt là một số dịch vụ tiêm tại nhà với điều kiện môi trường tiêm chủng khó kiểm soát.
  • Thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu phản ứng sau tiêm chủng.

Một số văn bản pháp luật quy định về xử lý khi tiêm vắc xin ví dụ: Thông tu 51/2017/TT-BYT

4. Lịch tiêm chủng khuyến nghị ở trẻ em

Đây là lịch tiêm chủng được tham khảo trên trang web của VNVC.

Giai đoạn trẻ sơ sinh:
  • Tiêm phòng bệnh viêm gan B: Vắc xin Euvax B 0.5ml/Hepavax Gene 0.5ml/Engerix B 0,5ml, tiêm ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B bé cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Tiêm phòng bệnh lao: Vắc xin BCG.
Giai đoạn từ 2 tháng tuổi:
  • Tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 1) phòng 6 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B (Hib). Hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung thêm mũi viêm gan B).
  • Tiêm phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus gây ra: Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 1)
  • Tiêm Vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 1).
Giai đoạn từ 3 tháng tuổi:
  • Tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim  (mũi 2). Lưu ý nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung mũi viêm gan B.
  • Tiêm phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus gây ra: Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 2). Lưu ý nếu chọn vắc xin Rotarix (Bỉ) thì sử dụng phác đồ 2 liều.
  • Vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi 2).
Giai đoạn từ 4 tháng tuổi:
  • Tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim  (mũi 3). Lưu ý nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung mũi viêm gan B.
  • Vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi 3).
  • Vắc xin Rotateq phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus gây ra (liều 3).
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi:
  • Vắc xin Vaxigrip/Influvac phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại một lần).
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1).
Giai đoạn từ 8 tháng tuổi:
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2).
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi:
  • Vắc xin MVVac phòng bệnh sởi (mũi 1).
  • Vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1).
Giai đoạn từ 10 tháng tuổi:
  • Vắc xin Synflorix phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi nhắc lại).
Giai đoạn từ 11 tháng tuổi:
  • Vắc xin Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi nhắc lại).
Giai đoạn từ 12 tháng tuổi:
  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (mũi 1).
  • Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (mũi 1), mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A  hoặc  Vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A -B mũi 1 (Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng).
  • Vắc xin Synflorix phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 4).

    Lợi ích và rủi ro khi tiêm chủng ở trẻ em

Để biết rõ hơn lịch tiêm đầy đủ và hẹn lịch, mọi người lên liên hệ trực tiếp với đơn vị thực hiện dịch vụ tiêm chủng. Hoặc cán bộ y tế khu vực để biết thêm chi tiết về lịch tiêm hàng tháng của các bé.

Kết luận:

Ta có thể thấy, tiêm chủng vaccine là một trong những cách đơn giản giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Tiêm chủng đem đến nhiều lợi ích cho người được tiêm, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro nhưng những rủi ro có thể được kiểm soát tốt và với công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến giúp giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải khi thực hiện tiêm chủng. Nên mọi người nên yên tâm thực hiện tiêm chủng cho các bé vì lợi ích của các bé cũng như lợi ích miễn dịch cộng đồng. Cảm ơn mọi người đã đọc bài!

Trong bài viết tiếp theo: Gia đình Kiến sẽ chia sẻ về kinh nghiệm khi tiêm chủng cho Bé Kiến. Mẹo giảm thiểu phản ứng sau khi tiêm chủng. Link bài viết tiếp theo sẽ sẵn sàng xuất bản: Tại đây

Theo dõi và liên hệ qua Facebook và YouTube .

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết này có tính chất tham khảo, thông tin trong bài viết được tham khảo từ các nguồn có trích dẫn đầy đủ dưới phần tham khảo. Quý độc giả phải tự chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân liên quan tới sức khoẻ của bản thân và người thân của quý độc giả.

2 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*