
Nên cai bỉm cho bé khi nào?
Ngày nay, bỉm là một công cụ hỗ trợ đắc lực các bố mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé lớn dần lên việc cai bỉm là điểu không thể tránh khỏi. Thay đổi tưởng chừng như đơn giản này lại ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày của bé. Vậy nên cai bỉm cho bé khi nào? Hãy cùng thebabytalks.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Có nên cai bỉm càng sớm càng tốt?
Cai bỉm quá sớm không phù hợp với những bé chưa thể nhận thức nhu cầu đi vệ sinh, điều này sẽ khiến bố mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc và dọn dẹp vệ sinh cho con. Đặc biệt là giấc ngủ vào ban đêm, nếu cả mẹ và bé phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh thì sẽ không đảm bảo sức khỏe về lâu dài.
Thực tế cho thấy rất nhiều bé có tốc độ phát triển chậm hơn, khả năng kiểm soát thói quen đi vệ sinh được hình thành khá muộn, dẫn tới thời gian cai bỉm cũng muộn hơn. Tốt nhất là bạn nên đợi cho đến khi trẻ ngủ qua 1 đêm mà bỉm của bé khô hoàn toàn vào buổi sáng – hoặc ít nhất là bé mới tè gần lúc ngủ dậy (bạn có thể biết điều này vì bỉm sẽ ướt và ấm). Nếu bỉm của bé vẫn ướt nhiều do con tè 2-3 lần trong đêm thì mẹ nên tiếp tục đóng bỉm cho bé trong một thời gian nữa rồi tập bỏ bỉm đêm sau.
Vào độ 2 tuổi bé mới cảm giác được bàng quang bị đầy, nên 2 tuổi thường là thời điểm vàng để tập ‘xi tiểu, tè‘ cho bé vào ban ngày. Theo y khoa, khi bé được 18 tháng đến 3 tuổi mới bắt đầu bỏ bỉm, việc tập xi sớm không tốt cho thận của trẻ.
Theo ý kiến của các bác sĩ nhi: 1 ngày bé tiểu tầm 8 đến 10 lần là tốt nhất, nếu bé tè ít hơn, chúng ta nên bổ sung thêm nước cho bé uống, ngược lại bé tiểu quá nhiều thì nên tập cho bé 2 tiếng mới tiểu một lần.
2. Cách tập cai bỉm đêm cho bé như thế nào?
Để bỏ bỉm đêm cho bé, bạn phải xác định đúng thời gian và thời điểm cũng như cách thực hiện như sau:
- Mẹ nên hạn chế cho bé uống nước hoặc sữa 2 tiếng trước khi đi ngủ, trước khi đi ngủ ‘xi tè‘ cho bé.
- Khi nằm ngủ với bé, thủ thỉ với bé rằng “nếu buồn tè, con gọi mẹ nhé, nếu không tè ra đệm sẽ bị ướt quần áo, ướt bạn gấu bông đấy” (tạo cho bé cảm giác tè đêm ra đệm là không tốt), nói cho bé biết, nếu cần cứ gọi ba mẹ dậy dẫn con đi tè và đừng sợ gì cả.
- Hạn chế tối đa thay ga vào ban đêm, hãy sử dụng ga chống thấm để dễ dàng vệ sinh lau chùi khi bé tè: chỉ cần cho bé mặc quần và lót 1 chiếc khăn ở dưới hoặc 1 chiếc chăn nhỏ cho bé đắp, khi bé tè, nước tiểu sẽ thấm vào quần và khăn, chúng ta chỉ cần thay quần cho bé, đổi khăn mới là bé có thể tiếp tục ngủ ngay. (Mình hay chuẩn bị sẵn 1 bộ quần áo để dưới chân, đề phòng bé tè thì lấy ra thay và 1 cái khăn để lau nước tiểu, và 1 cái khăn để đè lên ga khi bé tiểu). Không nên để nước tiểu thấm xuống đệm, gây hư đệm và tạo môi trường xấu cho bọ rệp, vi khuẩn tích tụ.
- Thời gian tập cho bé kéo dài có bé 1 tháng, có bé 6 tháng, và có nhiều bé tới 1 năm – 2 năm mới tập được thói quen này, nên ba mẹ phải thật sự kiên nhẫn, không la mắng bé và gọi bé là em bé tè dầm.
- Nếu bé tè đêm hoặc ban ngày dưới 2 tiếng/1 lần với bé trên 4 tuổi thì nên giúp bé tập cho bé 2 – 3 tiếng hẵng tè, cho bàng quang lớn hơn.
- Nếu 6 tuổi trở lên bé vẫn không hình thành được thói quen khi đã tập thì nên tới các cơ sở y tế khám cho bé.
- Bạn hãy nhớ rằng: tập được sớm hay trễ hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể bé và tâm lý của bé nên đừng lo lắng hãy kiên nhẫn nhé ba mẹ.
Lưu ý: Ba mẹ không nên đánh thức bé dậy giữa đêm để đi tè. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo hành động này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé rất nhiều. Trong quá trình bỏ bỉm đêm, ba mẹ có thể sử dụng thêm ga hoặc thảm chống thấm để hạn chế tình trạng thay quần áo, thay đệm quá thường xuyên.
Tham khảo ga chống thấm xịn của LoveMama, rất hữu ích cho quá trình cai bỉm của bé Tại đây
3. Một số “tuyệt chiêu” cho mẹ giúp bé bỏ bỉm dễ dàng hơn
+ Vào ban ngày: Các mẹ hãy thiết lập giờ giấc vệ sinh của con bằng cách theo dõi thói quen vệ sinh hằng ngày của con, thời gian con đi vệ sinh như thế nào, mẹ có thể thiết lập các quãng thời gian để chủ động cho con đi vệ sinh là khoảng 1 tiếng/lần hoặc 2 tiếng/lần. Khi cho con vệ sinh, mẹ nên sử dụng bô cho con thoải mái và dễ sử dụng.
+ Vào ban đêm: Việc đi vệ sinh của con đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn các mẹ ạ. Các mẹ hãy nhớ hạn chế cho con uống nước hoặc sữa trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Mẹ hãy tạo cho con thói quen đi vệ sinh trước khi lên giường đi ngủ nhé. Thông thường, nhu cầu mặc bỉm đêm của các con sẽ cao hơn, và bỏ cũng khó khăn hơn nên các mẹ cũng đừng quá nóng vội nhé.
Cai bỉm thực sự là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của bé. Vì mỗi bé có thói quen đi vệ sinh và tốc độ phát triển không giống nhau, vậy nên ba mẹ hãy chủ động quan sát những dấu hiệu thích hợp để biết được bé đã sẵn sàng bỏ bỉm hay chưa. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để đồng hành cùng bé yêu bước sang một giai đoạn mới.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của thebabytalks.com!
Để lại một phản hồi Hủy