Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả

Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả
Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả

Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả?

Trong quá trình chăm con, không thể tránh khỏi những lúc con gặp các bệnh lý đơn thuần, và một trong những vấn đề mà trẻ hay gặp nhiều nhất đó chính là tình trạng bị sốt. Sốt ở trẻ em ngày càng trở nên phố biến và nó khiến cho các mẹ và bé gặp nhiều phiền toái. Vậy khi trẻ bị sốt có nguy hiểm không? Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả? Mời các mẹ cùng thebabytalks.com tìm hiểu những nội dung đó trong bài viết dưới đây nhé!

Sốt là một triệu chứng, không phải là một bệnh lý. Sốt là triệu chứng biểu hiện con đang gặp vấn đề về sức khỏe có thể nguyên nhân là do thời tiết, hay do một bệnh lý nào đó đang phát sinh. Do vậy, khi bé bị sốt mẹ cần tìm hiểu thêm các biểu hiện khác, các triệu chứng lâm sàng khác trên cơ thể con của mình.

Một số dấu hiệu khi trẻ bị sốt

– Thân nhiệt của trẻ cao hơn 38 độ C

– Biểu hiện lơ mơ và thở gấp

– Trẻ quấy khóc, dễ cáu gắt

– Bỏ bú, chán ăn, dễ cáu gắt

– Cơ thể đổ mồ hôi và mệt mỏi

– Ngủ li bì…

Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả?

  • Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của bé
  • Cần cho trẻ uống đủ nước: Khi bị sốt, trẻ sẽ bị ra mồ hôi nhiều, mất nước, mất điện giải. Vì vậy, mẹ cần tích cực bổ sung nước cho trẻ bằng nhiều nguồn khác nhau như: nước lọc, sữa, nước hoa quả, nước canh, nước bù điện giải Oresol… Ngoài ra, khi bé đã đến độ tuổi ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn một số thực phẩm dạng lỏng, dễ nuốt như súp, phở, cháo loãng để bổ sung nước và chất dinh dưỡng nếu trường hợp bé chán ăn.
  • Cần cho trẻ được nghỉ ngơi thật tốt: Khi bị sốt, mẹ cho trẻ nghỉ ngơi là biện pháp tốt nhất vì lúc này con sẽ có cảm giác đau nhức, mệt mỏi các cơ. Nhiều trẻ lờ đờ, không muốn chơi, không thiết ăn uống. Do vậy, mẹ nên cho con được yên tĩnh nghỉ ngơi để quá trình hạ sốt diễn ra tốt hơn.
  • Cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi: Mẹ không nên mặc bỉm cho con khi bé bị sốt. Nhiều mẹ lầm tưởng con bị lạnh khi thấy trẻ sốt cao trên 39 độ C có biểu hiện rét run, mẹ lại cố đắp chăn dày cho trẻ. Đây là một hành động sai lầm, vì mẹ đắp chăn cho trẻ làm ngăn cản quá trình tỏa và thoát nhiệt ra bên ngoài, khiến cho tình trạng sốt của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm ấm cho trẻ: Lau chườm ấm 15 phút/ lần cho trẻ để làm giảm nhanh quá trình thoát nhiệt. Mẹ nên chuẩn bị khăn lau chườm ở các vị trí như: vùng trán, nách, bẹn của trẻ (chú ý: không lau bằng nước lạnh vì sử dụng nước lạnh sẽ làm co mạch ngoại vi, làm giảm quá trình thoát nhiệt).
  • Bổ sung các loại vitamin C cho trẻ: Bổ sung Vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Một số loại hoa quả, trái cây giàu Vitamin C mẹ nên lưu ý bổ sung cho con đó là: Bưởi, cam, quýt…

Một số lưu ý khi trẻ bị sốt mẹ cần biết

– Bé dưới 3 tuổi khi bị sốt, mẹ nên cho bé đi bệnh viện kiểm tra ngay. Bé trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể theo dõi bé và cho con uống hạ sốt khi cần thiết, sau 3 ngày mà bé chưa cắt sốt, mẹ cần cho bé đi kiểm tra. Mẹ lưu ý trường hợp cho bé uống thuốc hạ sốt (trên 38,5 độ C) cần phải uống đúng liều lượng quy định, theo sự tư vấn của các bác sĩ nhi khoa. Một số loại thuốc có thể dùng là Paracetamol hoặc Acetaminophen (thuốc này cần phải theo chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý là liều lượng dùng cho độ tuổi và cân nặng trẻ là khác nhau. Mẹ cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4-6 giờ nếu vẫn còn sốt.

- Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm các biểu hiện, triệu chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: Sốt + nôn, sốt + tiêu chảy, sốt + ho nhiều, sốt + phát ban toàn thân thì đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Mẹ không nên chủ quan, mà cần cho trẻ đi khám để nhận được sự tư vấn, điều trị kịp thời của các bác sĩ có chuyên môn.

– Trường hợp trẻ sốt cao co giật: ngay lập tức mẹ cần đặt con trên nền cứng, nằm nghiêng để tránh bị trớ, không đưa bất cứ vật gì vào miệng con lúc này. Mẹ cần quan sát mặt con xem còn hồng hào hay không, sờ trán đánh giá mức độ thân nhiệt và tiến hành sơ cứu ngay bằng cách lấy khăn lau cổ, nách, bẹn để nhiệt độ giảm xuống. Mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn nếu cần thiết. Đặc biệt, mẹ cần gọi những người xung quanh đến hỗ trợ, tránh tình trạng ôm chầm lấy con khiến cho cổ con bị gập xuống, cản trở quá trình hô hấp. Sau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

– Một lưu ý nữa khi nhà có trẻ nhỏ là các mẹ nên chuẩn bị sẵn nhiệt độ, nhiệt kế đo nhiệt độ cho con. Các mẹ có thể tham khảo nhiệt kế hồng ngoại đo Trán Microlife FR1MF1 để đo thân nhiệt cho bé dễ dàng & thoải mái Tại đây.

Trên đây là một số thông tin giúp các mẹ hạ sốt cho con nhanh chóng tại nhà. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho quá trình chăm con của các mẹ diễn ra dễ dàng suôn sẻ hơn.

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết của thebabytalks.com!

Theo dõi và liên hệ qua Facebook và YouTube .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*