
Trái Cam Quýt có tốt cho trẻ hay không?
Cam Quýt là những loại trái cây phổ biến tại Việt Nam. Có nhiều loại Cam, Quýt khác nhau nhưng trong bài viết này thebabytalks.com sẽ gọi chung là trái Cam. Trái Cam được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày và đây là một loại trái cây tốt, dễ tìm kiếm và có thể có nhiều cách để sử dụng. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về trái Cam và tại sao nó lại tốt cho cơ thể và liệu trái Cam Quýt có tốt cho trẻ hay không thì các bạn hãy cùng thebabytalks.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng của trái Cam
Trong 100g Cam(Tương đương với 1 trái Cam vừa phải) có chứa giá trị dinh dưỡng như sau: Số liệu được tham khảo từ nguồn số liệu của USDA là một cơ quan nghiên cứu của Mỹ. Lưu ý: Đây là số liệu dành cho 100g Cam chín và không thối hỏng và không phải tất cả các loại Cam hay Quýt đều có giá trị dinh dưỡng như vậy.
Giá trị dinh dưỡng (100 g)
Calo (kcal) 53
Lipid 0.3 g
Chất béo bão hoà 0 g
Cholesterol 0 mg
Natri 2 mg
Kali 166 mg
Cacbohydrat 13 g
Chất xơ 1.8 g
Đường 11 g
Protein 0.8 g
Vitamin C 26.7 mg
Calci 37 mg
Sắt 0.2 mg
Vitamin D 0 IU
Vitamin B6 0.1 mg
Vitamin B12 0 µg
Magnesi 12 mg
Đánh giá chung: Ta có thể thấy trái Cam chứa đa dạng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bé. Đặc biệt trong trái Cam chứa lượng Kali khá cao cần thiết cho việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể khi trẻ vận động nhiều. Hàm lượng Vitamin cao và đặc biệt là vitamin C trong trái cam rất lớn đây là chất rất tốt cho da và giúp giảm thiểu viêm, nhiễm khuẩn cho khoang miệng của trẻ.
Lợi ích của trái cam
Trái Cam cung cấp năng lượng, các yếu tố vi lượng và đặc biệt là cung cấp vitamin C cho trẻ. Ta có thể thấy trái Cam đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể của trẻ. Cụ thể một số lợi ích như sau:
+) Hỗ trợ hệ miễn dịch tăng sức đề kháng.
+) Tăng cường hệ tiêu hóa giúp trẻ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, ăn ngon hơn và giảm táo bón nhờ lượng chất sơ.
+) Nâng cao khả năng phòng ngừa một số bệnh như ho, cảm lạnh
+) Tăng cường vi lượng, khoáng chất giúp trẻ phát triển cơ cấu hệ xương.
Trẻ mấy tháng có thể ăn trái Cam?
Là một loại trái cây mềm, dễ sử dụng nên các bé có thể được tập làm quen từ rất sớm. Ngay khi các bé tập ăn dặm là các mẹ có thể sử dụng trái Cam làm thành phần thực đơn cho các bé. Thông thường khi tập ăn cho các bé từ khoảng 5,5 tháng các mẹ có thể bổ sung trái Cam vào thực đơn ăn dặm.
Mức khuyến nghị khi sử dụng trái Cam
Đối với trẻ ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho ăn một phần nhỏ, cho các bé tập làm quen với trái Cam chứ không nên cho ăn nhiều. Chất dinh dưỡng các bé vẫn chủ yếu được lấy từ sữa mẹ.
Đối với trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị hạn chế nước trái cây ở mức 120 đến 180 ml mỗi ngày. Nhưng mẹ nên cho trẻ uống nước trái cây như một phần của bữa ăn chính hoặc bữa phụ, tránh cho trẻ uống nước trái cây suốt cả ngày.
Đối với trẻ em từ 7 đến 18 tuổi, hãy cân nhắc hạn chế nước trái cây ở mức 240 ml nước trái cây mỗi ngày – một nửa khẩu phần trái cây được khuyến nghị hàng ngày.
Lưu ý khi cho trẻ ăn trái Cam
Chú ý chọn trái Cam chín và không sử dụng thuốc kích thích cho trái chín. Không sử dụng trái Cam chín quá hoặc chưa chín hẳn cho bé. Vì là một loại trái tự nhiên nên thành phần chất dinh dưỡng trong Cam chắc chắn sẽ thay đổi nếu để chín quá hoặc chưa chín hẳn.
Chọn Cam theo mùa, ở nước ta có nhiều loại Cam như: Cam Sành, Cam Cao Phong, Cam Đường;… Và nhiều vùng miền có thể trồng Cam do đó có rất nhiều loại Cam và hương vị khác nhau. Các mẹ nên lưu ý chọn loại Cam theo mùa và phù hợp với sở thích của các bé. Tránh sử dụng quá nhiều các loại cam có vị ngọt sắc do chứa nhiều đường.
Không ăn quá nhiều, tùy vào thực đơn của các bé mà các mẹ dựa vào giá trị dinh dưỡng để cung cấp loại thực phẩm phù hợp. Đối với Cam cũng vậy, bé cũng nên ăn vừa phải và hợp lý không nên sử dụng quá nhiều.
Không ăn trực tiếp khi đói, nên sử dụng Cam chín như một loại thực phẩm tráng miệng cho các bé.
Đối với những trẻ còn nhỏ, các bạn nên loại bỏ giúp trẻ lớp áo của múi Cam trước khi cho trẻ sử dụng để giúp trẻ có thể dễ dàng hơn trong việc xử lý và tránh bị hóc do lớp vỏ khá dai.
Ngừng việc cho trẻ sử dụng trái Cam khi có các biểu hiện của việc dị ứng với trái Cam và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cho chuyên môn.
Trái cam kỵ những loại thực phẩm nào?
Củ cải: Quá trình tiêu hóa củ cải sẽ sinh ra sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – thioxianic axit. Còn khi ăn cam, flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Nếu sử dụng Cam và củ cải cùng lúc sẽ gia tăng nguy cơ biếu cổ.
Sữa: Trong trái cam có chứa hàm lượng axit tartaric và vitamin C cao. Còn trong sữa chứa protein khi sử dụng đồng thời sẽ có thể tạo ra kết tủa gây lên việc đầy hơi, tiêu hóa kém hoặc bị tiêu chảy.
Những tác động của các loại thực phẩm kỵ nhau có thể gây ra một số tác dụng phụ mặc dù tương dối nhẹ hoặc không có biểu hiện nhưng các bạn nên tìm hiểu để có thể tránh trước khi sử dụng.
Sử dụng trái Cam làm thuốc
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc từ trái Cam(cả trái xanh và chín) và từ các thành phần của trái Cam như vỏ, nước, hạt…. Tuy nhiên, để sử dụng người sử dụng cần có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Các mẹ nên cân nhắc kỹ và tìm hiểu sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên môn khi sử dụng trái Cam làm thuốc cho các bé. Thebabytalks.com không khuyến khích các bạn sử dụng thuốc tự chế khi chưa có sự tư vấn của người có kinh nghiệm và chuyên môn. Khi trẻ có biểu hiện của bệnh lý cần được tư vấn và khám chữa tại các cơ sở y tế tránh việc tự mua hoặc sử dụng thuốc tùy tiện nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn.
Thebabytalks.com cảm ơn bạn đã đọc bài viết về trái Cam, hi vọng bài viết này cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và cần thiết để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi sử dụng trái Cam cho các bé.
Để có phương pháp dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, các mẹ nên tìm hiểu thông tin từ những nguồn thông tin chính thống. Trong đó sách là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy mà các mẹ có thể sử dụng. Một quyển sách các mẹ có con nhỏ nên tham khảo: Tại đây
Theo dõi và liên hệ qua Facebook và YouTube .
Bài viết cùng chủ đề: Trái Hồng Xiêm có tốt cho trẻ hay không?
Để lại một phản hồi Hủy