
Trẻ sơ sinh có bị stress hay không?
Trong cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực từ công việc, từ gia đình khiến người lớn chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lý. Và bạn cũng thường xuyên nghe được câu nói từ bạn bè, người thân hoặc thậm chí chính bạn nói ra những câu nói đại loại kiểu như: “Ôi bà ơi, dạo này tôi stress nặng quá”, “công việc của tôi áp lực lắm làm tôi kiệt sức”, “vợ tôi nói nhiều quá về đến nhà là thấy mệt”… Cường độ học tập và làm việc ngày càng cao càng dẫn tới vấn đề stress càng nặng hơn. Nhưng đối với những em bé sơ sinh, khi các con chưa biết nói để thể hiện điều đó thì liệu có áp lực nào đối với trẻ hay không? Trẻ sơ sinh có bị stress hay không? Vậy các mẹ hãy cùng mẹ Kiến tìm hiểu thông qua bài viết của mẹ Kiến trên thebabytalks.com này nhé.
Stress là gì?
Trẻ sơ sinh có bị stress hay không? Câu trả lời là có!
Stress là một trạng thái tâm lý, khi hệ thần kinh bị ức chế và áp lực với môi trường bên ngoài. Stress là khi cơ thể cần phải thích nghi với những yếu tố môi trường bên ngoài do đó dẫn tới những yếu tố bên trong cơ thể thay đổi. Stress mức độ vừa phải giúp cơ thể tập trung và tạo ra năng lượng để thích nghi với môi trường do đó stress có ích cho cơ thể. Tuy nhiên khi mức độ stress cao vượt giới hạn chịu đựng của cơ thế sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể. Như vậy, tất cả mọi người đều bị stress bao gồm cả trẻ sơ sinh. Việc quản lý stress rất quan trọng, giúp stress ở mức hợp lý không gây ảnh hưởng tới cơ thể.
Nguyên nhân stress ở trẻ sơ sinh?
Nguyên nhân dẫn tới stress rất đa dạng, đối với người lớn chúng ta có thể là: áp lực công việc, các mối quan hệ gia đình, xã hội…Nhưng với những em bé sơ sinh thì không có những tác nhân đó mà stress của trẻ sơ sinh xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
-) Không được đáp ứng nhu cầu: Khi trẻ muốn ăn không được cho ăn, khi trẻ muốn mẹ ôm ấp nhưng không được đáp ứng theo yêu cầu, hoặc bất kỳ nhu cầu nào khác của trẻ không được đáp ứng.
-) Thay đổi môi trường: việc di chuyển môi trường sống như từ chỗ ở hiện tại sang chỗ ở mới, từ nhà bà nội- bà ngoại cũng là nguyên nhân dẫn tới stress ở trẻ sơ sinh.
-) Gặp gỡ người lạ: Việc gặp gỡ người lạ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới stress ở trẻ sơ sinh.
-) Môi trường sống ôi nhiễm: Có nhiều loại ôi nhiễm như: không khí, tiếng ồn, bụi bặm… đều là những tác nhân gây stress ở trẻ sơ sinh.
-) Thực phẩm: Những bé ăn sữa mẹ sẽ có mức độ stress thấp hơn khi ăn sữa công thức, vì trong sữa mẹ sẽ bổ sung đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng đa dạng còn trong sữa công thức sẽ có những yếu tố dinh dưỡng không được như sữa mẹ dẫn tới cơ thể của trẻ sơ sinh tạo ra áp lực tinh thần.
-) Những nguyên nhân khác: Các yếu tố môi trường đều là nguyên nhân kích thích tạo ra stress ở trẻ sơ sinh, do đó có nhiều nguyên nhân tạo ra stress ở trẻ sơ sinh.
Quản lý stress ở trẻ sơ sinh
Như đã phân tích ở trên stress là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ sơ sinh. Tuy nhiên stress ở mức cao gây ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển và tạo ra sự phát triển không bình thường ở trẻ. Vậy nên việc quản lý stress tốt sẽ giúp cho trẻ phát triển cân bằng và tự nhiên.
Ba mẹ (người chăm sóc) là người sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ các bé sơ sinh quản lý và giải tỏa stress. Dưới dây là một số kinh nghiệm của gia đình Kiến khi hỗ trợ và quản lý stress cho Kiến:
- Tạo cường độ stress vừa phải cho trẻ phát triển: Việc thay đổi môi trường, gặp gỡ người lạ, hay có việc gì liên quan tới Kiến thì nhà mình sẽ thông báo cho bé trước đó. Ví dụ: Trước khi về nhà bà ngoại, thì bố mẹ sẽ thông báo cho em về chuyến đi trước đó thông qua việc nhắc tới việc chuẩn bị về thăm bà ngoại hoặc về nhà bà nội. Đặc biệt khi đi tiêm phòng nhà mình thường báo trước với bé để bé có thể phần nào tự có tinh thần. Trẻ sơ sinh có thể không hiểu hết những lời ba mẹ nói, nhưng chúng cũng có sự cảm nhận với những câu chuyện hay lời nói của ba mẹ.
- Hạn chế stress cho trẻ bằng việc đáp ứng nhu cầu cơ bản về: ăn, uống, ngủ, ị… Bạn sẽ thấy khi em bé buồn ngủ mà không được tạo điều kiện cho đi ngủ đúng thời điểm bé sẽ hờn khóc rất lớn, cáu, kêu la do vậy để giúp bé các ba mẹ cần có sự quan sát các dấu hiệu để đáp ứng những nhu cầu này của trẻ một cách hợp lý.
- Xây dựng nếp sinh hoạt khoa học và giờ giấc: Với một thời gian biểu hợp lý cho từng giai đoạn sẽ giúp trẻ sơ sinh tự hình thành các thói quen tốt và từ đó sẽ tự thích nghi và giải tỏa stress do môi trường tạo ra.
- Nụ cười: nụ cười đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ thích nghi với stress của môi trường. Với những hoạt động hàng ngày có thể giúp trẻ cười một cách tự nhiên sẽ đem lại cho trẻ khả năng tự giải tỏa stress.
Các bạn có thể thấy stress ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển tự nhiên của các bé. Ba mẹ cần giúp các bé quản lý tốt stress để giúp trẻ có sự phát triển và tránh được những tác động xấu do stress gây ra. Mẹ Kiến cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Trẻ sơ sinh có bị stress hay không? của mẹ Kiến, dưới đây là video mẹ Kiến giới thiệu về những cuối sách Ehon – nuôi dưỡng tâm hồn con, các mẹ có thể thao khảo thêm đọc sách cùng các bạn bé vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình vừa giúp tạo ra nụ cười vui tươi cho các bé.
Để lại một phản hồi Hủy