
Vai trò phòng bệnh của Vắc – Xin
Trong những bài viết này, Bố Kiến chia sẻ với mọi người về hành trình tiêm chủng của bé Kiến. Bài viết đầu tiên trong chuỗi bài chia sẻ kinh nghiệm tiêm chủng của bé Kiến chúng ta cùng đi tìm hiểu vè vai trò phòng bệnh của Vắc – Xin. Nội dung bài viết gồm có những phần chính như sau:
- Cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch
- Vắc – xin và cơ chế miễn dịch chủ động
- Tại sao phải tiêm Vắc – Xin
1. Cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là gì?
Theo SGK sinh học lớp 8, trang 46.
“Loài người không bao giờ mắc một số bệnh của các động vật khác như toi gà, lở mồm long móng của trâu bò… Đó là miễn dịch bẩm sinh
Người nào từng bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó (ví dụ: Bệnh sởi, thuỷ đậu, quai bị…) thì sau sẽ không mắc phải bệnh đó nữa. Người ấy đã miễn dịch với bênh đó. Đây là miễn dịch tập nhiễm (Miễn dịch đạt được). Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm đều là miễn dịch tự nhiên.
Người nào đã từng được tiêm phòng (Chính ngừa) Vắcxin của một bệnh nào đó (Ví dụ: Bại liệt, Uốn ván…. “, Người ấy cũng có miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch nhân tạo.”
Vậy miễn dịch là một khả năng mà cơ thể con người chống lại những ảnh hưởng của những yếu tố xâm hại từ bên ngoài, đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của cơ thế.
Cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch
Cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch gồm nhiều bước: “Chất lạ” là những chất khác lạ từ môi trường xâm nhập vào cơ thể có thể là: Vi khuẩn; Virus, chất bẩn…
Sự thực bào
Bước 1: Khi có một “Chất lạ” từ môi trường tác động đến cơ thể, quá trình đầu tiên để bảo vệ cơ thể là sự thực bào. Bạch cầu sẽ chui ra khỏi mạch máu và thực hiện hoạt động thực bào, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt “Chất lạ” và tiêu hoá chúng. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (Đại thực bào) tham gia vào hoạt động thực bảo.
Tế bào limpho B
Bước 2: Khi những “Chất lạ” vượt qua được cơ chế sự thực bào của cơ thể. Những “Chất lạ” này sẽ xâm nhập vào hoạt động trong cơ thể gặp tế bào limphô B( Tế bào B). Trong cơ chế này tồn tại hai khái niệm:
Kháng nguyên: là những phần tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Các phần từ này có trong bề mặt của tế bào vi khuẩn, virus hoặc trong nọc độc ong, ếch…Kháng thể là những phân tử protein tạo ra bởi tế bào B của cơ thể để chống lại các kháng nguyên. Một kháng nguyên và một kháng thể có cơ chết tác động theo hoạt động của cơ chế chìa khoá và ổ khoá, chìa nào khoá đó. Nếu cơ thể có kháng thể phù hợp thì “Chất lạ” sẽ được cơ thể vô hiệu hoá.
Tế bào limpho T
Bước 3: Nếu “Chất lạ” không bị vô hiệu hoá bởi kháng nguyên của tế bào limpho B. Thì cơ thể sẽ có tế bào limpho T thực hiện hoạt động vô hiệu hoá “Chất lạ” bằng việc sử dụng kháng nguyên phá huỷ “Chất lạ” để bảo vệ cơ thể.
Như vậy, hệ miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thế rất chặt chẽ và có nhiều lớp bảo vệ khác nhau. Tuy nhiên thực tế, cơ chế bảo vệ này của mỗi người là khác nhau. Tuỳ vào điều kiện của cơ thể mà lại có đặc điểm hệ miễn dịch có đặc trưng riêng. Điều này dẫn tới thực tế vẫn có rất nhiều “Chất lạ” tạo ra các bệnh khác nhau cho cơ thể. Nhưng ta có thể thực hiện can thiệp và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể bằng các biện pháp khác nhau.
2. Vắc – xin và cơ chế miễn dịch chủ động
Vắc – xin là gì?
Vắc – xin (vacxin) là dịch có chứa độc tố của “Chất lạ” nào đó được dùng để đưa vào cơ thể nhằm phòng ngừa “Chất lạ” nào đó khi xâm nhập vào cơ thể. “Chất lạ” có thể là vi khuẩn, virus…
Người được tiêm vắc – xin tại sao lại có miễn dịch
Khi được tiêm Vắc – xin thì cơ thể sẽ tự chủ động nhận diện “Chất lạ” được đưa vào thông qua Vắc – xin. “Chất lạ” là kháng nguyên sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Kháng thể đó sẽ được cơ thể lưu lại và bổ sung vào hệ miễn dịch của cơ thế. Điều này giúp cơ thể tạo ra miễn dịch với “Chất lạ” đó. Tuy nhiên thời gian để cơ thể tạo ra kháng thể tuỳ vào loại “Chất lạ” có thể từ vài ngày cho tới vài tháng. Nên sau khi tiêm Vắc – xin cơ thể vẫn tồn tại nguy cơ nhiễm “Chất lạ” và tạo thành bệnh.
Cơ chế miễn dịch chủ động (phòng bệnh)
Miễn dịch chủ động là cơ chế được hiểu đơn giản là việc giúp hệ miễn dịch học bài trước khi đi thi. Giống một học sinh được rèn luyện một bài toán, khi đi thi gặp đúng bài toán đó thì học sinh đó sẽ dễ dàng thực hiện. Ngược lại nếu học sinh chưa thực hiện bài toán đó thì sẽ khó khăn hơn hoặc không thể giải nổi. Miễn dịch chủ động cũng tương tự nguyên lý đó, hệ miễn dịch sẽ được học tập với “Chất lạ” trước khi gặp chúng. Nên hệ miễn dịch sẽ chủ động hơn trong việc giải quyết “Chất lạ” xâm nhập vào cơ thể.
3. Tại sao phải tiêm Vắc – xin
Vắc – xin là một cách giúp cơ thể tạo ra thế chủ động trong việc phòng bênh. Với vắc – xin sẽ giúp cơ thể rèn luyện với “Chất lạ” trước và tạo ra cơ chế miễn dịch với “Chất lạ” được đưa vào cơ thể thông qua Vắc – xin.
Tiêm Vắc – xin là cách nhanh nhất giúp cho hệ miễn dịch chủ động học tập cơ chế chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Đặc biệt với những em bé khi cơ thể còn chưa tự xây dựng được một hệ miễn dịch hoàn chỉnh và có rất ít thông tin về các “Chất lạ” gây bệnh ngoài môi trường.
Chính vì vậy, Kiến và bạn bé khác đã, đang và sẽ được gia đình sử dụng hình thức tiêm Vắc – xin làm cơ chế tạo ra miễn dịch chủ động cho cơ thể.
Kết luận:
Hệ thống miễn dịch của cơ thể là một hệ thống tự nhiên có sự phức tạp. Trong bài viết ngắn gọn Bố Kiến đã chỉ ra một số đặc điểm về hệ miễn dịch, cơ chế miễn dịch của cơ thể, Vai trò phòng bệnh của Vắc – Xin. Đồng thời từ đó đưa ra nhận định Vắc – xin là một trong những cách giúp tạo ra miễn dịch nhân tạo chủ động cho cơ thể. Trong bài viết tiếp theo, Bố Kiến sẽ chia sẻ với mọi người về chủ đề “Vắc – xin, các loại vắc – xin, lợi ích và rủi ro khi tiêm vắc xin, và thời điểm tiêm chủng Vắc xin cho Kiến”. Link bài viết tiếp theo khi sẵn sàng xuất bản: Tại đây
Theo dõi và liên hệ qua Facebook và YouTube .
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết này có tính chất tham khảo, thông tin trong bài viết được tham khảo từ các nguồn có trích dẫn đầy đủ dưới phần tham khảo. Quý độc giả phải tự chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân liên quan tới sức khoẻ của bản thân và người thân của quý độc giả.
Để lại một phản hồi Hủy